Vitamin A là một trong ba
loại vi chất (iốt, vitamin A, sắt) quan trọng cần cho sự phát triển của trẻ. Có
đặc tính là không tan trong nước, tan trong dầu mỡ ether, chloroform và aceton.
Vai trò quan trọng của Vitamin A
Vitamin A có vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển của trẻ.Vitamin A giúp bảo vệ sự toàn vẹn của các
biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc đường hô hấp, ruột non và các tuyến
bài tiết.
Ngoài việc hỗ trợ cho thị giác
thì vitamin A còn giúp trẻ phát triển tốt hơn, tránh tình trạng suy dinh dưỡng,
thấp còi. Vitamin A còn giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề
kháng với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng nặng như: sởi, tiêu chảy
và viêm đường hô hấp cấp.
Ðối tượng dễ bị thiếu vitamin A
Nguyên nhân chính là do chế độ
ăn “nghèo nàn”, ít thực phẩm giàu vitamin A, ít chất béo. Các bệnh nhiễm khuẩn
đặc biệt là sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp gây tăng nhu cầu vitamin A của cơ
thể. Nhiễm giun đũa cũng là nguyên nhân gây thiếu vitamin A. Đối tượng dễ bị
thiếu vitamin A là:
- Trẻ em
dưới 3 tuổi dễ bị thiếu vitamin A do trẻ đang lớn nhanh cần nhiều vitamin A, ở
tuổi này do chế độ nuôi dưỡng thay đổi (giai đoạn ăn bổ sung, cai sữa) và dễ
mắc các bệnh nhiễm trùng nên có nguy cơ thiếu vitamin A rất cao.
- Trẻ dưới
5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài và suy
dinh dưỡng nặng có nguy cơ thiếu vitamin A.
- Bà mẹ
đang cho con bú nhất là trong năm đầu, nếu ăn uống thiếu vitamin A thì trong
sữa sẽ thiếu vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A ở trẻ nhỏ. Trẻ không được bú
mẹ thì nguy cơ thiếu vitamin A càng cao.
Dấu hiệu thiếu vitamin A
Trẻ thiếu
vitamin A có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn, da khô, tóc dễ rụng, thường
xuyên bị rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, viêm mũi họng… Tổn thương đặc trưng
ở mắt, triệu chứng từ nhẹ đến nặng gồm: quáng gà, khô kết mạc, vệt Bitot, khô
giác mạc, loét nhuyễn dưới 1/3 diện tích giác mạc, loét nhuyễn trên 1/3 diện
tích giác mạc, sẹo giác mạc, khô đáy mắt.
Hậu quả khôn lường
Bệnh thiếu Vitamin A ở trẻ làm
cho trẻ chậm lớn, và đặc biệt làm cho trẻ bị khô mắt, nếu không phát hiện và
điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng
của cơ thể đối với bệnh tật, khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh nặng, đặc biệt các
bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, sởi.
Trẻ dưới 3 tuổi bị thiếu
vitamin A dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp trên, sởi, tiêu
chảy cấp.
Phòng ngừa hiệu quả việc thiếu
vitamin A
- Bảo đảm
ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là bổ sung những loại thức ăn giàu
vitamin A như gan, trứng, sữa, dầu cá, đu đủ, xoài chín, gấc, cà rốt, khoai
lang, các loại rau xanh đậm màu.
- Thời kỳ
mang thai và cho con bú bà mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu vitamin A,
giàu chất caroten, nhiều đạm, dầu mỡ. Cho trẻ bú mẹ đủ thời gian và chú ý tiêm
chủng phòng bệnh cho trẻ, nhất là bệnh sởi.
- Bảo đảm
nuôi dưỡng trẻ từ khi ăn bổ sung, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng và
vitamin A. Cần sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau cho phong phú và đa dạng,
chế biến hấp dẫn và hợp khẩu vị sẽ góp phần làm tăng hấp thu.
- Ưu tiên
các loại thực phẩm giàu vitamin A và caroten. Bữa ăn cần cân đối và có đủ chất
đạm, dầu mỡ giúp tăng hấp thu và chuyển hóa vitamin A
- Ngoài bổ sung
các thực phẩm giàu Viatamin A các bà mẹ nên đưa con trong độ tuổi từ 6 – 35 tháng uống bổ sung Vitamin A liều
cao tại các Trạm Y tế xã/phường khi có chiến dịch.
Chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt II năm 2024 diễn ra từ
01-2/12/2024 tại Trạm Y tế xã Đông Sơn.
- Trẻ từ 6 – 11tháng tuổi: Có mốc ngày sinh từ 31/5/2024 đến 01/12/2023 uống Vitamin A liều 100.000 đv
- Trẻ từ 12 – 35 tháng tuổi: Có mốc ngày sinh từ 30/11/2023 đến 01/12/2021 uống Vitamin A liều 200.000 đv
- Trẻ từ 36 đến 59 tháng tuổi bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn gây nguy cơ thiếu Vitamin A (tiêu chảy kéo dài, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ được chẩn đoán mắc sởi): Nếu trẻ đã được uống vitamin A theo chiến dịch trong vòng 1 tháng trước đó thì không cho trẻ uống thêm vitamin A liều cao.Nếu trẻ đã uống vitamin theo chiến dịch trên 1 tháng trước đó thì có thể uống thêm 1 liều dự phòng theo độ tuổi.
Yêu cầu phát tuần 3 lần từ ngày
25/11/2024 đến hết ngày 2/12/2024.