BÀI TUYÊN TRUYỀN XỬ LÝ HÀNH VI ĐÁNH BẮT CHIM TRỜI VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Việt Nam
được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới
các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu, với 63 vùng chim quan
trọng toàn cầu và 07 vùng chim đặc hữu; các vùng chim hoang dã, di cư đã tạo
nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn
đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam.
Hiện nay, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần
quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy
cấp và 48 loài sắp bị đe dọa.
Thời gian
qua đã có nhiều nỗ lực của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp trong việc bảo
vệ đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các
vùng chim quan trọng. Nhiều loài chim hoang dã, di cư được đưa vào danh mục để
quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật, như: loài cò mỏ thìa, rẽ mỏ
thìa...Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt
là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh
hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh
cho con người và sinh vật; ảnh hưởng đến việc thực thi các cam kết quốc tế về
bảo tồn đa dạng sinh học.
Hoạt động
săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi
trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim
hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa
chim di cư đến Việt Nam. Để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; ngăn chặn,
chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim di
cư, động vật hoang dã, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/2020/CT-TTg ngày 23/7/2022 về một số
giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang. Ngày 10/01/2022 Chính phủ ban hành
Nghị định số 07/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lâm nghiệp.
Quy định cụ thể xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành Hành vi
săn, bắt, giết, nuôi, nhốt chim di cư (động vật trên cạn), động vật rừng trái
quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
Tại điểm
a, b, khoản 1, điều 21, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, ngày 25/4/2019 được sửa đổi
và bổ sung tại điểm a, b, khoản 12, điều 1, Nghị định số 07/2022/NĐ-CP, ngày
10/1/2022 quy định:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng.
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.”.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng
đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới
5.000.000 đồng.”
Để triển
khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ Tướng Chính Phủ về một
số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư; Công
văn số 253/UBND-VP3 ngày 06/6/2023 của UBND tỉnh Ninh Bình; Công văn số
1585/UBND-HKL ngày 14/8/2023 của UBND TP Tam Điệp về việc
triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân xã Đông Sơn thông báo đến các đơn vị, cơ quan, cá nhân, tổ chức, hộ
gia đình và toàn thể nhân dân trên địa bàn xã Đông Sơn:
1.
Nghiêm cấm các hành vi săn, bắt, bắn, bẫy, mua, bán, giết mổ,
vận chuyển, tàng trữ, quảng cáo, tiêu thụ các loài chim hoang dã, chim di cư và
động vật hoang dã kể cả trong các trại, cơ sở nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản,
các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống.
2. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn xã không tham gia săn, bắt, bắn, bẫy, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ,
tàng trữ, quảng cáo chim hoang dã, chim di cư và động vật hoang dã trái pháp
luật; đồng thời tuyên truyền, vận động đến các thành viên trong gia đình, người thân thực hiện nghiêm túc.
3. Hộ gia
đình, cá nhân và mọi công dân trên địa bàn xã nâng cao nhận thức, trách nhiệm
bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi
trường sinh thái; tuyệt đối không được lắp đặt các dụng cụ, phương tiện để săn,
bắn, bẫy, lưới, bả bắt chim hoang dã, chim di cư và động
vật hoang dã, đồng thời tự giác tháo dỡ các dụng cụ, phương tiện bẫy bắt (nếu đã lắp đặt trái phép) trên
địa bàn xã.
Khuyến
khích người dân trên địa bàn xã Đông Sơn đấu tranh tố giác các hành vi vi phạm pháp luật, nếu phát hiện hành vi vi
phạm kịp thời thông báo cho UBND xã Đông Sơn hoặc gọi
điện về số điện thoại trực ban Công an xã Đông Sơn 0869589901 để lực lượng Công
an xã điều tra, bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật./.